Máy chủ (server) doanh nghiệp đều cần dù doanh nghiệp nhỏ hay lớn
Các tổ chức hay doanh nghiệp hiện nay dù nhỏ hay
lớn, sớm hay muộn cũng sẽ cần đến máy chủ (server) làm nhiệm vụ quản lý và chia
sẻ tài nguyên cho môi trường của mình. Ví dụ như server quản lý e-mail, web hay
chia sẻ máy in, tập tin và kết nối Internet... Về nguyên tắc, bất kỳ máy tính
nào cũng có thể thiết lập để đóng vai trò server. Tuy nhiên, các server chuyên
dụng (thực chất cũng là máy tính nhưng có cấu hình hệ thống phần cứng và phần
mềm đặc biệt) đảm bảo hiệu suất làm việc và tính tin cậy tốt hơn.
Server chuyên dụng có nhiều loại, từ loại cao cấp giá hàng chục hay hàng trăm ngàn USD đến loại cấp thấp giá vài ngàn USD. Giá cả khác nhau tùy theo cấu hình và tính năng hệ thống, ví dụ như: tốc độ bộ xử lý, khả năng hỗ trợ nhiều CPU (có loại cho phép gắn đồng thời 4, 8 hay 32 CPU), dung lượng bộ nhớ (RAM), khả năng HotSwap hay HotPlug (cho phép thay linh kiện mà không cần tắt máy), trang bị RAID (hệ thống lưu trữ có tính an toàn cao)... Tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn chọn server phù hợp. Nói chung bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau: 'càng nhanh càng tốt' (CPU), 'càng nhiều càng tốt' (RAM, HDD...) và 'càng an toàn càng tốt' (RAID, HotSwap...). Có một thành phần 'gắn thêm' cho server rất quan trọng bạn đừng quên, đó là thiết bị lưu trữ băng từ (tape backup), tuy chi phí đầu tư không rẻ (trung bình hơn 700 USD) nhưng bạn sẽ nhận ra giá trị của nó khi server gặp sự cố.
Hầu hết các hãng cung cấp server hiện nay đều cho phép đặt hàng theo yêu cầu và bạn có thể dễ dàng nâng cấp server về sau khi cần. Thông thường, giá server bao gồm phí dịch vụ cài đặt và hỗ trợ kỹ thuật - đây là yếu tố quan trọng cần xem xét vì server phức tạp hơn PC nhiều và người dùng thường không đủ khả năng tự thiết lập.
Server cao cấp chủ yếu cung cấp cho các tổ chức - doanh nghiệp lớn như ngân hàng, bưu điện, hàng không... Phần lớn tổ chức - doanh nghiệp ở Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, sử dụng phổ biến server cấp thấp.
Hiện nay các dòng server giá rẻ dùng hệ điều hành Linux và Windows hiện đang phát triển rất nhanh. Các server dùng (bộ xử lý) Intel Xeon đang thống trị thị trường này, mặc dù BXL Opteron của AMD nhận được nhiều chú ý trong năm qua.
Nhiều server thương hiệu Việt đã có mặt trên thị trường, tuy thị phần hãy còn khiêm tốn. Có thể kể một số nhãn hiệu lớn như Server Elead (FPT), Mekong Server (Mekong Xanh), T&H Server (T&H), LifeCom (NTC)... Phần lớn thị phần server hiện vẫn nằm trong tay các hãng máy tính lớn của thế giới là IBM, HP, Dell và SuperMicro (các sản phẩm server Unix của Sun khá nổi tiếng trên thế giới nhưng không phổ biến ở thị trường Việt Nam).
Các sản phẩm máy chủ dùng bộ xử lý Intel của IBM - eServer xSeries tiếp tục là lựa chọn số 1 của người dùng, cụ thể là các máy chủ x205, x225 và x235 thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng bán ra tăng trưởng nhanh. HP xếp sau IBM tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới xét về doanh thu server, tuy nhiên xét số lượng server bán ra thì HP là hãng dẫn đầu trên thị trường thế giới liên tục trong nhiều quý, dòng sản phẩm server phổ biến của HP là ProLiant.
HP và IBM không bán hàng trực tiếp đến người dùng cuối mà thông qua hệ thống phân phối. Giá các sản phẩm server căn bản trong khoảng 2500 USD với CPU Xeon DP 2,8 GHz đến 2900 USD với CPU Xeon DP 3,06 GHz (hỗ trợ 2 CPU), giá thay đổi tùy cấu hình cụ thể. Bạn có thể truy cập vào website của các hãng để tham khảo chọn lựa, định cấu hình hoặc liên hệ với chúng tôi v.v...
Hầu hết các sản phẩm server đều được bảo hành 3 năm.
Server chuyên dụng có nhiều loại, từ loại cao cấp giá hàng chục hay hàng trăm ngàn USD đến loại cấp thấp giá vài ngàn USD. Giá cả khác nhau tùy theo cấu hình và tính năng hệ thống, ví dụ như: tốc độ bộ xử lý, khả năng hỗ trợ nhiều CPU (có loại cho phép gắn đồng thời 4, 8 hay 32 CPU), dung lượng bộ nhớ (RAM), khả năng HotSwap hay HotPlug (cho phép thay linh kiện mà không cần tắt máy), trang bị RAID (hệ thống lưu trữ có tính an toàn cao)... Tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn chọn server phù hợp. Nói chung bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau: 'càng nhanh càng tốt' (CPU), 'càng nhiều càng tốt' (RAM, HDD...) và 'càng an toàn càng tốt' (RAID, HotSwap...). Có một thành phần 'gắn thêm' cho server rất quan trọng bạn đừng quên, đó là thiết bị lưu trữ băng từ (tape backup), tuy chi phí đầu tư không rẻ (trung bình hơn 700 USD) nhưng bạn sẽ nhận ra giá trị của nó khi server gặp sự cố.
Hầu hết các hãng cung cấp server hiện nay đều cho phép đặt hàng theo yêu cầu và bạn có thể dễ dàng nâng cấp server về sau khi cần. Thông thường, giá server bao gồm phí dịch vụ cài đặt và hỗ trợ kỹ thuật - đây là yếu tố quan trọng cần xem xét vì server phức tạp hơn PC nhiều và người dùng thường không đủ khả năng tự thiết lập.
Server cao cấp chủ yếu cung cấp cho các tổ chức - doanh nghiệp lớn như ngân hàng, bưu điện, hàng không... Phần lớn tổ chức - doanh nghiệp ở Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, sử dụng phổ biến server cấp thấp.
Hiện nay các dòng server giá rẻ dùng hệ điều hành Linux và Windows hiện đang phát triển rất nhanh. Các server dùng (bộ xử lý) Intel Xeon đang thống trị thị trường này, mặc dù BXL Opteron của AMD nhận được nhiều chú ý trong năm qua.
Nhiều server thương hiệu Việt đã có mặt trên thị trường, tuy thị phần hãy còn khiêm tốn. Có thể kể một số nhãn hiệu lớn như Server Elead (FPT), Mekong Server (Mekong Xanh), T&H Server (T&H), LifeCom (NTC)... Phần lớn thị phần server hiện vẫn nằm trong tay các hãng máy tính lớn của thế giới là IBM, HP, Dell và SuperMicro (các sản phẩm server Unix của Sun khá nổi tiếng trên thế giới nhưng không phổ biến ở thị trường Việt Nam).
Các sản phẩm máy chủ dùng bộ xử lý Intel của IBM - eServer xSeries tiếp tục là lựa chọn số 1 của người dùng, cụ thể là các máy chủ x205, x225 và x235 thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng bán ra tăng trưởng nhanh. HP xếp sau IBM tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới xét về doanh thu server, tuy nhiên xét số lượng server bán ra thì HP là hãng dẫn đầu trên thị trường thế giới liên tục trong nhiều quý, dòng sản phẩm server phổ biến của HP là ProLiant.
HP và IBM không bán hàng trực tiếp đến người dùng cuối mà thông qua hệ thống phân phối. Giá các sản phẩm server căn bản trong khoảng 2500 USD với CPU Xeon DP 2,8 GHz đến 2900 USD với CPU Xeon DP 3,06 GHz (hỗ trợ 2 CPU), giá thay đổi tùy cấu hình cụ thể. Bạn có thể truy cập vào website của các hãng để tham khảo chọn lựa, định cấu hình hoặc liên hệ với chúng tôi v.v...
Hầu hết các sản phẩm server đều được bảo hành 3 năm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét